0

Phụ nữ mới sinh cần được hỗ trợ sức khỏe tâm thần như thế nào? | Safe and Sound

Hầu hết phụ nữ sau sinh đều đối mặt một số vấn đề cảm xúc và tâm lý. Các triệu chứng thường thoáng qua và tương đối nhẹ. Tuy nhiên, trầm cảm là một bệnh lý tâm thần nguy hiểm, đe doạ trực tiếp tính mạng của mẹ và bé do hành vi tự sát bởi trầm cảm. Do đó, bất kể triệu chứng, sức khỏe tâm thần của phụ nữ sau sinh cần được chú ý và chăm sóc đặc biệt.

Vi Nguyễn Duy Minh | Chuyên viên - Viện Tâm lý và Sức khỏe Tinh thần SnS

Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển

1. Rối loạn tâm thần sau sinh

Sau vượt cạn, người phụ nữ đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe. Thể chất chưa thể phục hồi. Những mối lo về sữa cho trẻ, chăm con thế nào cho đúng. Thậm chí, nhiều mẹ trẻ còn phải đối mặt với sự hờ hững từ chồng, sự vô tâm không quan tâm tới cảm xúc từ gia đình... Tất cả những điều trên tạo nên áp lực khủng khiếp cho người phụ nữ sau sinh, đè nèn tâm lý và sức khỏe tâm thần của họ.

Ảnh 1: Phụ nữ đối mặt nhiều áp lực sau sinh

Theo các chuyên gia, rối loạn tâm thần sau sinh là một loại rối loạn tâm thần ngắn gồm ba giai đoạn: buồn; trầm cảm và loạn thần. Trong đó, 30-85% có các cảm xúc buồn, thể hiện qua dễ khóc, mất ngủ, lo âu... Sau đó, trầm cảm sau sinh chiếm 10-15% các trường hợp. Triệu chứng bao gồm buồn, lo âu quá mức, rối loạn khí sắc... Mức độ biểu hiện khác nhau ở mỗi người. Người tâm lý vững vàng ít bị ảnh hưởng hơn. Loạn thần sau sinh không chỉ ảnh hưởng tới người mẹ và còn đe dọa tính mạng của trẻ. Phụ nữ loạn thần sau sinh có các triệu chứng hoang tưởng và mất khả năng chăm con. Theo thống kê, 62% trường hợp tự tử sau khi giết con.

Như vậy, hậu quả của rối loạn tâm thần sau sinh là vô cùng đáng sợ. Phụ nữ sau sinh cần được chú ý đặc biệt về tâm lý, cảm xúc và sức khỏe tâm thần để đảm bảo an toàn cho bà mẹ và trẻ nhỏ.

2. Hỗ trợ sức khỏe tâm thần cho phụ nữ sau sinh

Sau sinh, người phụ nữ trải qua nhiều thay đổi về thể chất, sinh lý và tinh thần, cũng như áp lực về vai trò làm mẹ. Do đó, đây là giai đoạn họ rất nhạy cảm về cảm xúc và dễ bị tổn thương. Gia đình có thể hỗ trợ họ bằng những cách sau:

  • Trò chuyện, lắng nghe cảm xúc và suy nghĩ của họ để nhận ra các dấu hiệu nguy hiểm về tâm lý và sức khỏe tâm thần.
  • Tham khảo ý kiến từ chuyên gia tâm lý để có hướng tiếp cận phù hợp.
  • Đưa họ đến các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần nếu nhận thấy triệu chứng nguy hiểm, vượt ra khỏi tâm kiểm soát.

Trong giai đoạn này, sự đồng hành của gia đình là quan trọng nhất. Gia đình cần động viên họ, để họ hiểu rằng họ không đơn độc trong hành trình nuôi dạy và chăm sóc con. Bên cạnh đó, chồng và gia đình cần động viên để người phụ nữ hiểu rằng những thay đổi về tâm lý và cảm xúc mà người phụ nữ đang trải qua là hoàn toàn bình thường, không phải sự yếu đuối và đáng xấu hổ. Điều này giúp họ tự tin hơn trong quá trình chia sẻ và “chiến đấu” với tình trạng rối loạn tâm thần.

Ảnh 2: Gia đình đóng vai trò quan trọng

: Phụ nữ mới sinh cần được hỗ trợ sức khỏe tâm thần như thế nào? | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound